Thiết giáp hạm tiền-dreadnought Thiết_giáp_hạm

Thiết giáp hạm tiền-dreadnought USS Texas, chế tạo năm 1892, là thiết giáp hạm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ. Ảnh màu photochrom được in khoảng năm 1898.Sơ đồ chiếc HMS Agamemnon (1908), một thiết giáp hạm tiền-dreadnought tiêu biểu giai đoạn cuối

Thuật ngữ "battleship" được Hải quân Hoàng gia chính thức sử dụng khi tái xếp lớp các tàu chiến của họ vào năm 1892. Vào thập niên 1890, những nét tương tự trong thiết kế thiết giáp hạm ngày càng gia tăng, và kiểu tàu giờ đây được biết dưới tên gọi "thiết giáp hạm tiền-dreadnought" bắt đầu xuất hiện. Chúng là những con tàu có vỏ thép dày, trang bị pháo hỗn hợp các cỡ trên những tháp pháo xoay, và không có buồm. Một chiếc thiết giáp hạm hạng nhất tiêu biểu thuộc thế hệ tiền-dreadnought có trọng lượng choán nước 15.000 đến 17.000 tấn, tốc độ 30 km/h (16 knot) và dàn hoả lực bao gồm bốn pháo 305 mm (12 inch) đặt trên hai tháp pháo trước và sau cùng một dàn hỏa lực hạng hai hỗn hợp nhiều cỡ ở giữa tàu chung quanh cấu trúc thượng tầng.[6] Một thiết kế ban đầu với dáng vẽ bề ngoài tương tự như những chiếc tiền-dreadnought là lớp Devastation của Anh vào năm 1871.[21] Tuy nhiên, chỉ đến thập niên 1890, việc áp dụng rộng rãi sự chế tạo bằng thép và vỏ giáp bằng thép tôi mới cho phép một tàu trang bị tháp pháo xoay có thể kết hợp vũ khí và vỏ giáp hạng nặng với tốc độ cao và khả năng đi biển tốt.

Các khẩu pháo chính 305 mm (12 inch) bắn chậm là vũ khí chủ yếu trong các cuộc đụng độ giữa những thiết giáp hạm. Các dàn pháo trung gian và pháo hạng hai có hai vai trò: đối với các tàu chiến chủ lực, chúng được cho là "hỏa lực chào" từ những khẩu pháo hạng hai bắn nhanh có thể đánh lạc hướng các khẩu đội pháo đối phương bằng cách gây hư hại cho cấu trúc thượng tầng; và chúng có hiệu quả hơn trên các tàu chiến nhỏ hơn như là những tàu tuần dương. Các cỡ pháo nhỏ hơn (12-pounder và nhỏ hơn) được dành cho việc bảo vệ thiết giáp hạm chống mối đe dọa của các cuộc tấn công bằng ngư lôi bởi tàu khu trụctàu phóng lôi.[22]

Sự bắt đầu của thời kỳ tiền-dreadnought lại trùng hợp với việc Anh Quốc muốn tái xác lập quyền thống trị trên biển của họ. Trong nhiều năm Anh đã đánh mất sự bá chủ hải quân, khi các dự án hải quân tốn kém bị các chính trị gia phê phán đòi cắt giảm.[1] Tuy nhiên, vào năm 1888, mối lo ngại chiến tranh với Pháp và việc tăng cường hải quân của Nga đã thúc đẩy sự chế tạo hải quân, và đạo luật Phòng thủ Hải quân Anh Quốc năm 1889 khởi xướng một hạm đội bao gồm tám thiết giáp hạm mới. Một nguyên tắc được xác lập rằng Hải quân Anh phải mạnh hơn hai lực lượng hải quân tiếp theo sau tính gộp lại. Chính sách này được đề ra nhằm răn đe Pháp và Nga trong việc chế tạo thêm nhiều thiết giáp hạm mới, nhưng dù sao cả hai nước này đều phát triển hạm đội của họ bằng nhiều chiếc tiền-dreadnought tốt hơn trong những năm 1890.[1]

Vào những năm cuối của Thế kỷ XIX và những năm đầu của Thế kỷ XX, sự leo thang trong việc chế tạo thiết giáp hạm đã trở thành một cuộc chạy đua vũ trang giữa Anh và Đức. Các đạo luật hải quân Đức năm 18901898 cho phép họ có được một hạm đội gồm 38 thiết giáp hạm, một mối đe dọa sống còn cho sự cân bằng của các lực lượng hải quân.[1] Anh Quốc đáp trả bằng những chương trình đóng tàu bổ sung, nhưng vào cuối giai đoạn tiền-dreadnought, ưu thế trên biển của Anh đã yếu đi đáng kể. Năm 1883, Đế quốc Anh có 38 thiết giáp hạm, gấp đôi số của Pháp và gần bằng phần còn lại của cả thế giới tính gộp lại; nhưng đến năm 1897, ưu thế dẫn trước của Anh đã kém hơn nhiều do sự cạnh tranh của Pháp, Đức và Nga, cũng như sự phát triển các hạm đội tiền-dreadnought của Ý, Hoa KỳNhật Bản.[23] Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, ChileBrasil đều có các hạm đội hạng hai gồm các tàu tuần dương bọc thép, hải phòng hạm hoặc monitor.[24]

Những chiếc tiền-dreadnought tiếp tục những cải tiến kỹ thuật như của tàu bọc thép. Tháp pháo, vỏ giáp và động cơ hơi nước đều được cải tiến theo thời gian, và các ống phóng ngư lôi được giới thiệu. Một số nhỏ các thiết kế, bao gồm các lớp KearsargeVirginia của Mỹ, đã thử nghiệm bố trí tất cả hay một phần dàn hỏa lực trung gian 203 mm (8 inch) bên trên tháp pháo chính 305 mm (12 inch). Kết quả tỏ ra rất kém: các yếu tố giật lùi và hiệu ứng nổ khiến cho các khẩu pháo 8 inch hoàn toàn không thể sử dụng được, và việc không thể ngắm pháo chính và pháo trung gian vào những mục tiêu khác nhau đưa đến những giới hạn chiến thuật đáng kể. Cho dù những cải tiến về thiết kế như vậy giúp tiết kiệm trọng lượng (lý do chính của việc áp dụng), chúng tỏ ra cồng kềnh trong thực hành.[25]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiết_giáp_hạm http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/P... http://www.chuckhawks.com/super_battleships_projec... http://www.combinedfleet.com/b_fire.htm http://www.combinedfleet.com/baddest.htm http://www.global-defence.com/1997/DefencePower.ht... http://vdict.com/battleship,1,0,0.html http://www.congress.gov/cgi-bin/cpquery/?sel=DOC&&... http://www.gpoaccess.gov/serialset/creports/pdf/hr... http://archive.is/20120710113839/findarticles.com/... http://www.chinfo.navy.mil/navpalib/ships/battlesh...